Bàn thờ sơn son thếp vànd
 
GL 192x93
18.500.000 VND
Tranh cha mẹ
 
GL 98x45x3
4.500.000 VND
BÀN GHẾ GỖ KIỂU MỚI
 
BGSV-1
10.000.000 VND
Tranh trông đồng
 
GL 81x81x4
4.500.000 VND
Bộ hoa sen gỗ mít ta 11 bông
 
550.000 VND
BÀN THỜ GỖ TỰ NHIÊN ĐẸP
 
1.200.000 VND
Bàn thờ gỗ 157*73
 
GL 157x73
19.000.000 VND
TỦ BẾP GỖ
 
3.800.000 VND
Hoa sen gỗ mini
 
650.000 VND
BỘ ĐỈNH THỜ GỖ
 
5.600.000 VND

Đang truy cập: 23
Trong ngày: 905
Trong tuần: 6396
Lượt truy cập: 1557917
Ý nghĩa của đồ thờ làm bằng gỗ mít

Thờ cúng Tổ tiên là một truyền thống văn hóa có từ xa xưa của Người Việt Nam. Truyền thống đó vừa mang tính nhân văn, vừa thể hiện tinh thần "uống nước nhớ nguồn". Vì thế mà hầu hết trong mỗi gia đình Người Việt Nam đều lập bàn thờ để thờ cúng gia tiên, với nhiều chất liệu gỗ tự nhiên, được sơn bóng, bền, đảm bảo thẩm mỹ cao cho từng sản phẩm. Trong đó gỗ  mít được ưa dùng hơn cả, vậy cùng tìm hiểu xem tại sao lại thế nhé!

Các đồ thờ xưa thường được làm bằng gỗ mít vì gỗ mít không mọt, có mùi thơm, cây mít lại là biểu tượng của nhà giàu (nhà ngói cây mít). Đồng thời, vì cây mít rất sai quả, quả ra từ gốc đến ngọn, mỗi quả lại có rất nhiều múi, mỗi múi có một hạt, mỗi hạt sẽ phát triển thành một cây tượng trưng cho sự sinh sôi phát triển dồi dào. 

Ngày nay, với sự truyền thụ của các nghệ nhân trong nghề và cùng với sự khéo léo của đôi bàn tay mà người làm nghề đã đục đẽo ra được những sản phẩm đặc trưng độc đáo mang đậm nét Tinh hoa văn hoá Việt điều đó đã được chứng minh qua hàng trăm công trình tu bổ đền chùa trong cả nước mà có sự góp sức của bàn tay tài hoa của nhiều nghệ nhân làng. Các sản phẩm này, đều được thiết kế mẫu mã, kiểu cách phù hợp với đặc trưng phong thủy, bản sắc văn hoá làng xã, hoặc từng cá thể gia đình, dòng họ...

Bên cạnh đó, theo như Nghệ nhân Nguyễn Huy Lương ở làng nghề cổ truyền Vũ Lăng - Dân Hoà - Thanh Oai - Hà Nội kể lại truyền thuyết thì có những câu chuyện như ông Đa - bà Mít mang ý nghĩa tâm linh, nhưng trên thực tế thì cũng phải căn cứ vào tính chất gỗ của nó: gỗ Mít dễ tìm, và cây mít ở nước ta gần như vùng miền nông thôn nào cũng có trồng tương đối lớn, bàn thờ ở quê gần như gia đình nào cũng có, tất nhiên đa số dân ta vẫn khó khăn nên dùng những loại cây có sẵn lại đủ lớn để dùng. Dễ chạm khắc, lại nhẹ dễ treo hay ít cong vênh và không bị mối mọt. Mít và vàng tâm thì mùi thơm nhẹ, hương của nó cũng có phần nào đó gần mùi trầm, mùi hương nên nó cũng phù hợp với việc dùng làm bàn thờ.

 theo các cụ Nghệ nhân truyền lại xưa nay thì bàn thờ thường làm bằng các loại gỗ mít, dổi, vàng tâm. Ưu điểm nhất vẫn là gỗ mít vì: thứ nhất gỗ mít nhiều, dễ chạm khắc, lại ít bị cong vênh trong khi độ bền có thể đên trên dưới 200 năm. Gỗ mít lại có màu vàng sang, khi để lâu có màu sẫm đỏ, gỗ có mùi thơm nhẹ, gỗ nhẹ lại mềm dẻo, có tính chất cơ lí khá ổn định, không mối mọt, ít cong vênh mà mặt gỗ lại mịn…bàn thờ cổ và đúng thường được đóng bằng gỗ sạch nguyên tấm, tránh ghép 2 mảnh làm 1 vì đây là điều tối kị..

Bàn thờ ấy luôn gợi lên một chiều sâu tâm linh “cây có gốc, nước có nguồn” vừa nhân bản vừa vun đắp truyền thống, đồng thời là niềm tự hào của gia chủ về tổ tiên và về cách dạy con cháu, chính vì vậy gỗ mít vừa thể hiện sự sum vầy con cháu lại nói lên sự giàu sang, đủ đầy.


 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
 

 

     ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ GIA LONG 

        Địa chỉ : Số 11 Đường Đình Thị  - Hà Đông -HN 

        Xưởng sản xuất  tại Thị Trấn Chúc Sơn - Chương Mỹ - Hà Nội

        Điện thoại liên hệ0946.044.011 - 0967.045.399 

        ĐỒ Gỗ Cổ Truyền Dân Tộc  - Nhận đặt hàng sản xuất theo yêu cầu

        Đồ thờ gỗ- Đồ gỗ tâm linh - Hoa sen gỗ 

             Liên hệ với chúng tôi :

             i34mages   google_plus

             capt45ure

             Liên hệ để được báo giá rẻ nhất laughing